6 Kỹ Năng Người Làm CNTT Phải Biết

6 Kỹ Năng Người Làm CNTT Phải Biết

Một chuyên gia công nghệ thông tin giỏi cần phải biết chút ít về tất cả mọi thứ. Dưới đây là 6 kỹ năng mà bạn cần nắm vững, bất kể cuộc sống của bạn trong giới IT đi theo hướng nào.

Bất cứ ai ở trong môi trường IT hơn 10 phút đều biết rằng khắc phục sự cố là một phần rất lớn của công việc. Một số mục – không cần biết đó là gì – nếu bị hư hỏng đột xuất và ở những lỗi hoàn toàn mới, thì sẽ mặc nhiên tùy thuộc bạn có muốn sửa chữa nó hay không. Không quan trọng là bạn đã đọc bao nhiêu cuốn sách, bạn biết rõ hướng dẫn sử dụng như thế nào hay bạn đã ăn gì vào bữa sáng, điều quan trọng là làm thế nào bạn có thể nhanh chóng kết nối các thứ lại và kéo mình ra khỏi rắc rối.

Không có cuốn sách hoặc giáo viên nào có phép thần kỳ để rót kỹ năng giải quyết và suy luận vấn đề vào đầu bạn. Những gì thực sự giúp ích chính là thật nhiều kinh nghiệm mà bạn tích lũy được và thật nhiều nỗ lực vất vả đến mức đập đầu xuống bàn làm việc cho đến khi bạn giải quyết được vấn đề đặc biệt khó nhằn. Các chuyên gia đã học được nhiều nhất từ những sự cố trong thời gian mày mò, phá vỡ những thứ nguyên vẹn chỉn chu và hoàn toàn không biết cách làm nó trở lại như ban đầu. Đó là một thử thách không ai muốn trải qua, nhưng tất cả mọi người đều đương đầu. Càng trải qua nhiều đau thương vất vả, bạn sẽ càng khôn ngoan và bản lĩnh hơn.

Tuy nhiên, sự khôn ngoan có cái giá của nó, đặc biệt là khi bạn làm việc trong một môi trường CNTT rộng lớn hoặc trong một lĩnh vực chuyên biệt cụ thể và cần phải mở rộng kiến thức. Bạn sẽ phải cảm ơn chính mình nếu lúc nào đó trong thời gian tới bạn bị mất phương hướng và cảm thấy lạc lõng đến yếu đuối mà ngay cả Google cũng không thể giúp bạn.

Làm thế nào để sử dụng bộ phân tích giao thức

Nếu bạn chưa hề sử dụng một phân tích giao thức (protocol analyzer) thì mới nghe có vẻ như một công cụ mà chỉ có kỹ sư chuyên về mạng mới cần. Bởi vì quả thật ngày nay tất cả mọi thứ đều được nối mạng theo một cách nào đó, và nếu như bạn hiểu được điều gì thực sự làm cho mạng hoạt động, những gì chứa trong một gói tin hay làm thế nào để xem vấn đề gì đang thực sự xảy ra khi một ứng dụng mạng nói: “Xin lỗi, tôi không thể làm điều đó”, thì nó có thể hữu dụng đến không ngờ cho bất cứ ai.

Trong thực tế, việc có thể hiểu những gì đang xảy ra với dây mạng được cho là hữu ích cho các lập trình viên hoặc nhà phân tích hơn nhiều so với các kỹ sư hệ thống. Thêm vào đó, phân tích giao thức thực sự thú vị. Nếu bạn chưa từng thử nó thì có thể mày mò nghịch ngợm thử với phần mềm Wireshark. Không thì có thể sử dụng giao thức telnet (TErminaL NETwork – thường được dùng để cung cấp những phiên giao dịch đăng nhập) vào một thiết bị nào đó và chạy lại các phiên giao dịch telnet. Nếu bạn có một hệ thống điện thoại VoIP (công nghệ truyền giọng nói trên giao thức IP), hãy thử mô phỏng các cổng port điện thoại và phát lại âm thanh của một cuộc gọi từ các gói tin gốc. Hay nếu bạn muốn biết thế nào là sốc và buồn, hãy xem máy tính của bạn và mạng gia đình lộn xộn đến khó tin như thế nào, đặc biệt là khi một vài hệ thống trò chơi hoặc một TV nối mạng đang chạy ngon lành.

Nếu bạn duy trì cách làm này đủ lâu để có một sự hiểu biết cơ bản đối với hầu hết những gì bạn nhìn thấy, thì việc khắc phục sự cố khác thường tiếp theo của vấn đề mạng sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Làm thế nào để tìm ra lỗi của một ứng dụng Web

Trong tất cả các mô tả vấn đề thường gặp mà chuyên gia công nghệ nhận được, thứ khiến họ ngán ngẩm nhất là: “Tốc độ chậm!”. Sự cố này có thể gặp phải với bất kỳ loại ứng dụng nào, nhưng nó đặc biệt gây khó chịu với các ứng dụng web. Bạn có thể đi nhờ cậy từ các kỹ sư mạng đến các quản trị viên máy chủ, các quản trị viên cơ sở dữ liệu đến các nhà phát triển ứng dụng, và có thể đánh cược là tất cả họ sẽ nói rằng mọi thứ đều tốt. Nhưng điều đó không giúp những người dùng tội nghiệp đang nhìn chằm chằm vào một màn hình trống không trong 5 giây mỗi khi họ bấm vào một liên kết.

Có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn xử lý vấn đề này, nhưng một số ít nổi bật bao gồm Fiddler, Web Developer dùng cho Firefox và tính năng Developer Tools được tích hợp trong Chrome. Lần tới, khi bạn gặp phải vấn đề liên quan đến hiệu suất ứng dụng Web, bạn hãy bật ngay thẻ Timeline trong Fiddler hoặc trong Developer Tools của Chrome, chọn chế độ Record và sau đó click chuột tùy ý lên khắp trang. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết được căn nguyên làm chậm tốc độ.

Cáp và điện hoạt động như thế nào

Đây là một kỹ năng mà tất cả các chuyên gia CNTT đều phải biết. Cho dù đó là việc có thể nêu lên sự khác biệt giữa một cáp thẳng và một cáp chéo Ethernet, giữa giắc cắm L5-30 và L6-30, hay chỉ là khả năng cắt một cáp Ethernet đúng chiều dài để kết nối tới khu vực của bạn, thì việc biết được cách thức hệ thống cáp mạng và hiệu suất hoạt động như thế nào là điều không thể thiếu.

Bên trong cách thức hoạt động của công nghệ ảo hóa – virtualization

Ảo hóa được xem là một đời sống thực trong lĩnh vực CNTT. Các doanh nghiệp ở mọi loại hình và quy mô đều đã tiến hành ảo hóa, và ước chừng trong tương lai tất cả đều sử dụng dịch vụ điện toán đám mây – Cloud Computing. Với hầu hết các bộ phận, một máy ảo trông bề ngoài, hoạt động và tương tác đều giống như một máy vật lý. Đó chính là điểm mấu chốt, nhưng điều quan trọng là nhận thấy những gì đang xảy ra bên trong phương thức ảo hóa phần cứng (hypervisor) của bạn và làm thế nào mà nó có thể thay đổi cách xử lý các sự cố về hiệu suất. Những ngày tháng mơ hồ đó đã qua rồi, giờ đây bạn đơn giản chỉ cần mở Task Manager và nhìn xem máy chủ bận rộn như thế nào, nó sẽ cho bạn biết những gì đang thực sự xảy ra.

Bạn cần phải thử nghiệm với hạ tầng ảo hóa của mình, đồng thời học cách mà nguồn lực lên kế hoạch hoạt động, đó là việc hypervisor phân chia tài nguyên vật lý như thế nào. Hãy tạo ra một quy trình để có thể nắm bắt được bộ vi xử lý bên trong máy ảo, sau đó đặt giới hạn CPU khác nhau trên máy ảo và xem hiệu suất của nó bị ảnh hưởng như thế nào. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những gì mình nhìn thấy, và tốt hơn hết hãy chuẩn bị nếu bạn va phải các vấn đề về tranh chấp giữa các tài nguyên đang hoạt động.

Nếu bạn thiếu kinh nghiệm thực tiễn với công nghệ ảo hóa, rất dễ dàng để thử nghiệm với nó: VMware cung cấp thử nghiệm miễn phí của VMware Workstation, nó có thể ngay lập tức dạy cho bạn nhiều thứ.

Làm thế nào để viết được những script hữu ích

Đơn giản chỉ cần nhập vào máy tính, bởi lập trình không chỉ dành cho các nhà phát triển. Biết một ngôn ngữ script như Perl hay Python, không quan trọng việc bạn quyết định sử dụng nó như thế nào đã là vô cùng hữu ích rồi.

Đó chỉ là khởi đầu

Cho dù bạn đã làm tất cả hoặc không làm gì trong những điều trên, thì điều tốt nhất bạn có khả năng làm để đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc trong môi trường IT, đó là chọn một thứ gì đó mà mình không biết và tìm hiểu nó. Có thể bạn sẽ không có cơ hội áp dụng nó tại chỗ, nhưng khi mở rộng tầm nhìn để thu nạp những thứ mà bạn chưa từng làm qua, bạn sẽ cung cấp cho mình một lợi thế mà bạn sẽ không nhận được bằng bất kỳ cách nào khác.

Học viện INFOCHIEF là một trung tâm chuyên đào tạo, huấn luyện các khoá phát triển năng lực, kỹ năng Quản lý & Lãnh đạo CNTT (IT) tại Việt Nam.

CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ & NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CNTT

  1. KỸ NĂNG QUẢN LÝ IT THỰC HÀNH – IT Manager
  2. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO THÔNG TIN – IT Leadership (CIO)
  3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH – IT Admin
  4. KỸ NĂNG HỖ TRỢ DỊCH VỤ IT CHUYÊN NGHIỆP – IT Helpdesk Professional
  5. ITIL V3 FOUNDATION
  6. QUẢN LÝ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ IT THỰC HÀNH- ITSM
  7. QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC IT – IT Strategy
  8. TIN HỌC VĂN PHÒNG – MS OFFICE 2012
  9. QUẢN TRỊ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ERP – ERP Manager
  10. QUẢN LÝ DỰ ÁN IT – IT Project Manager
  11. QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGHIỆP – PMP
  12. QUẢN TRỊ IT TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC – CIO
  13. ỨNG DỤNG MINDMAP TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
  14. SOFT SKILLS CHO NGƯỜI QUẢN TRỊ IT TRONG TƯƠNG LAI
  15. BỘ KỸ NĂNG CẦN THIẾT DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ

(ST)

Mọi thông tin xin liên hệ:

CTy TNHH MTV GIÁO DỤC và DV CNTT TINH NGHỆ  (Học viện INFOCHIEF)

Văn phòng: Tầng 9, Tòa nhà Vietcomreal, Số 68, Đường Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

Thời gian:   8h30 ~ 17h00 (hàng ngày, từ Thứ hai đến Thứ sáu)

Điện thoại: 08- 22- 467- 086 /  08- 22 – 194 – 047

Hotline: 0907 – 000 – 277

Website: info@infochief.com.vn