Business Intelligence là gì?

 

  • Business Intelligence đề cập đến các kỹ năng, qui trình, công nghệ, ứng dụng được sử dụng để hỗ trợ ra quyết định.
  • BI là tập các công nghệ và công cụ để chuyển đổi những dữ liệu thô thành những thông tin có nghĩa và có ích cho mục mục phân tích kinh doanh.
  • BI là các ứng dụng và công nghệ để chuyển dữ liệu doanh nghiệp thành hành động.
Hoặc:
  • BI là công nghệ mới giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ và dự đoán tương lai.
Tóm lại:
BI là qui trình và công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ, khai phá tri thức giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Công nghệ BI (BI Technology) cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai. Mục đích của BI là hỗ trợ cho doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn. Vì vậy một hệ thống BI (BI System) còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết đinh (Decision Support System -DSS)

2- Hệ thống BI

Hình minh họa dưới đây mô tả một “Tiến trình kinh doanh thông minh”.
Vấn đề cốt lõi trong hệ thống BI là kho dữ liệu (Data Warehouse) và khai phá dữ liệu (Data Mining) vì dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp (Nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán và có tính lịch sử) đó là đặc trưng của kho dữ liệu. Đồng thời việc phân tích dữ liệu trong BI không phải là những phân tích đơn giản (Query, Filtering) mà là những kỹ thuật trong khai phá dữ liệu (Data Mining) dùng để phân loại (classification) phân cụm (Clustering), hay dự đoán (Prediction). Vì vậy BI có mối quan hệ rất chặt chẽ với Data Warehouse và Data Mining.
Hệ thống BI đơn giản có thể được xem là sự kết hợp của 3 thành phần chính như sau:
  1. Data Warehouse (Kho dữ liệu): Chứa dữ liệu tổng hợp của doanh nghiệp
  2. Data Mining (Khai phá dữ liệu): Các kỹ thuật dùng để khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), phát hiện luật kết hợp (Association Rule), Dự đoán (Predcition),…
  3. Business Analyst (Phân tích kinh Doanh): Các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3- BI có lợi ích gì?

BI làm tăng khả năng kiểm soát thông tin của doanh nghiệp một cách chính xác, hiệu quả từ đó có thể phân tích, khai phá tri thức giúp doanh nghiệp có thể dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng, phát hiện khách hàng tiềm năng để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.
BI giúp cho các doanh nghiệp sử dụng thông tin một cách hiệu quả, chính xác để thích ứng với môi trường thay đổi liên tục và cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh.

Ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn

  1. Xác định được vị trí và sức cạnh tranh của Doanh nghiệp
  2. Phân tích hành vi khách hàng
  3. Xác định mục đích và chiến lược Marketing
  4. Dự đoán tương lai của doanh nghiệp
  5. Xây dựng chiến lược kinh doanh
  6. Giữ được khách hàng có giá trị và dự đoán khách hành tiềm năng

4- Các công nghệ hỗ trợ BI

  1. Kho dữ liệu (Data warehousing),
  2. Hệ thống hoạch định nguồn lực Doanh nghiệp (Enterprise resource Planning (ERP) systems)
  3. Công nghệ truy vấn và lập báo cáo (Query and report writing technologies)
  4. Công cụ khai phá và phân tích dữ liệu (Data mining and analytics tools)
  5. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision support systems)
  6. Quản lý quan hệ khách hàng (Customer relation management)

Chú ý:

Mặc dù chúng ta gọi là Business Intelligence (BI) nhưng khái niệm và các kỹ thuật của BI có thể dùng được cho hầu hết các tổ chức kinh tế xã hội như giáo dục (Education), chính phủ (Government), chăm sóc sức khỏe (health care)….

 

hoạt động chính của BI (BI Activities)

  1. Hỗ trợ quyết định (Decision support)
  2. Truy vấn và báo cáo (Query and reporting)
  3. Phân tích xử lý trực tuyến (Online analytical processing (OLAP))
  4. Phân tích thống kê (Statistical analysis)
  5. Dự đoán (Forecasting)
  6. Khai phá dữ liệu (Data mining).

5- BI dành cho ai (BI Users)

Rất nhiều người dùng có thể hưởng lợi từ BI

  • Ban quản trị (Executives)
  • Người ra quyết định kinh doanh (Business Decision Makers)
  • Khách hàng (Customers)
  • Phân tích viên (Analysts)