Những Kỹ Năng Của Người Quản Lý Giỏi

Những Kỹ Năng Của Người Quản Lý Giỏi

  1. Kỹ năng KỸ THUẬT

Người quản lý phải thành thạo những lĩnh vực công việc cụ thể. Điều này sẽ đem lại uy tín và kiến thức để thuyết phục mọi người làm công việc tương ứng.

  1. Kỹ năng NHÂN SỰ

Người quản lý phải biết cách làm việc với con người.

  1. Kỹ năng NHẬN ĐỊNH

Người làm quản ý có thể nhìn nhận tổ chức như một tổng thể. Nói cách khác, họ cần có một số kiến thức liên quan đến tổ chức của mình, cách thức tổ chức vận hành và tương tác thế nào với các đơn vị khác.

Những kỹ năng quan trọng nhất của một quản lý:

Để cụ thể hơn, dưới đây là một danh sách các kỹ năng được các chuyên gia quản lý biên soạn theo thứ tự tính quan trọng giảm dần:

  1. Kỹ năng làm việc với con người
  2. Tư duy chiến lược (lập kế hoạch trước và dự đoán những gì sẽ xảy ra)
  3. Khả năng nhìn xa trông rộng
  4. Linh hoạt/ Thích ứng cao với những thay đổi
  5. Khả năng tự quản lý
  6. Kỹ năng làm việc nhóm
  7. Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và đưa ra quyết định
  8. Có đạo đức/ Đặt tiêu chuẩn cho bản thân cao.

Vậy có thể nói kỹ năng quan trọng nhất của một người làm quản lý là hiểu về con người và những gì có thể tạo động lực cho công việc nhằm đạt được mục tiêu nào đó.

Quản lý có phải là người lãnh đạo?

Đầu tiên chúng ta cần biết được sự khác nhau giữa một nhà lãnh đạo và một quản lý.

Nhà lãnh đạo được mô tả như một thiên tài sáng tạo, người có tầm nhìn trong việc dẫn dắt nhân sự trong tổ chức của mình đến một giá trị mà chúng ta đều tin tưởng và có thể đạt được trong thực tế như một mục tiêu vô cùng xứng đáng để phấn đấu trong cuộc sống.

Nhà quản lý thì được mô tả như một thiên tài của thực tiễn, người nhận thức được tầm nhìn cho toàn bộ tổ chức và có nhiều mục tiêu để tiếp cận tầm nhìn này một cách thiết thực.

Hiện tại, một quản lý giỏi là người có cả kỹ năng quản trị và kỹ năng lãnh đạo. Vì vậy, một nhà quản lý có thể là một nhà lãnh đạo. Tất cả đều phụ thuộc vào nền tảng giáo dục của người đó, bản chất của công việc quản trị, và các loại kiến thức, kinh nghiệm có được để trở thành một người quản lý tốt.

Điều gì làm nên một quản lý giỏi?

Các chuyên gia đã mô tả những yếu tố chính của một nhà quản lý tốt như sau:

  1. Có một mục tiêu rõ ràng
  2. Có khả năng phân bổ các nguồn lực theo các ưu tiên
  3. Có thể đưa ra quyết định, hành động, và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình
  4. Sẵn sàng thỏa hiệp
  5. Có thể uỷ quyền cho cấp dưới cũng như phụ thuộc vào họ.
  6. Tự động viên, tự kiểm soát
  7. Khả năng tổ chức, lên kế hoạch, và giao tiếp để sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
  8. Duy trì các mối quan hệ tốt với mọi người
  9. Có cảm xúc trưởng thành và nội lực để đối phó với thất bại, căng thẳng và sự thất vọng.
  10. Có thể đánh giá bản thân mình và hiệu quả làm việc của mình một cách khách quan, dám thừa nhận mình sai.
  11. Mong muốn con người sẽ phát triển không ngừng, cải thiện hiệu suất làm việc và tiếp tục phát triển

Tuy nhiên, chỉ cần nhớ những điểm sau đây là bạn sẽ làm tốt vai trò của mình:

  1. Nếu không phải là bắt buộc thì một quản lý nên tránh việc tạo ra hệ thống thứ bậc trong tổ chức vì như thế chỉ tạo ra những mặc cảm và phức tạp nhiều hơn về nhân sự sau một thời gian, và sẽ làm giảm thiểu tiềm năng của tất cả mọi người.
  2. Tính nhất quán trong hành vi là một đặc điểm quan trọng của một nhà quản lý tốt.
  3. Người làm quản lý cần phải thực hiện công việc của họ chính xác như họ thuyết giảng cho người khác vậy. Đây là toàn bộ của tính nhất quán. Triết lý của chúng ta rất đơn giản- chúng ta đối xử với mọi người một cách tôn trọng và làm những gì chúng ta đã nói.
  4. Quản lý cần thân thiện và gần gũi.
  5. Giao tiếp với mọi người thường xuyên và khi cần thiết.
  6. Quản lý nên hỗ trợ nhân viên của mình bằng việc khuyến khích, tán dương và cải tiến môi trường làm việc.
  7. Nhà quản lý cũng nên là lãnh đạo. Bên cạnh các kỹ năng thực tế, họ phải có sự sáng tạo để giải quyết một số vấn đề.
  8. Nhà quản lý cần có khả năng hướng dẫn người khác làm việc một cách tự tin và dễ hiểu nếu những người này chưa đủ hiện thực và đạt đến trình độ tự quản lý bản thân.
  9. Quan điểm về con người trong quản lý là mọi người được phép thể hiện cảm xúc và quan điểm. Người quản lý cần nghiên cứu các tình huống và bàn với nhân viên của họ càng sớm càng tốt, để hiểu được nguyên nhân và giải quyết trước khi những cảm xúc đó bộc phát và ảnh hưởng đến khách hàng bên ngoài. Tương tự, với khách hang bên ngoài, hãy quan sát các tình huống có thể gây stress hay gây thất vọng cho họ, nói chuyện, lắng nghe ý kiến của họ và giải quyết vấn đề mà nhà quản lý có thể xử lý được.
  10. Hãy nhớ rằng khi có lỗi xảy ra, mọi người đều có trách nhiệm, không phải chỉ nhân viên mà cả cấp quản lý nữa. Mọi người cần làm việc cùng nhau. Sa thải không phải là cách giải quyết vấn đề. Nó chỉ được sử dụng như là phương án cuối cùng.
  11. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm trong việc cải thiện tình huống. Chúng ta chính là giải pháp cho chính vấn đề của mình.

Một quản lý nên quản lý bao nhiêu nhân viên?

Điều này phụ thuộc vào số lượng nhân viên mà người này có thể xử lý, và bản thân nhân viên đó có thể làm gì hay mang lại được gì cho tổ chức.

Nếu nhân viên đang đảm nhận nhiều việc khác nhau, tự quản lý công việc của mình và cùng lúc hoàn thành tốt những nhiệm vụ khác, bạn có thể phải quản lý/giám sát ít nhân viên hơn (mặc dù bạn có thể quản lý được nhiều người hơn). Nếu nhân viên đang làm những việc tương tự nhau nhưng cần được chỉ bảo phải làm gì sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ (đặc biệt trường hợp đột nhiên nhân viên thấy mình đối mặt với một nhiệm vụ mới mà bản thân thì lại không có kỹ năng, bạn phải thường xuyên giám sát quản lý nhiều nhân viên hơn.

Ngoài ra, điều này cũng phụ thuộc vào bạn: Khả năng của bạn đã dủ để là một cấp trên  tốt? Bạn có nhận được sự hỗ trợ? Bạn có thích giám sát mọi người hay để mọi người tự lo liệu việc của họ? Mức độ tự tin của bạn đến đâu? Bạn có thể quản lý bao nhiêu nhân viên?  Khả năng của bạn càng cao, bạn càng quản lý được nhiều nhân viên, miễn là bạn không quên việc củng cố chất lượng các mối quan hệ với nhân viên. Nếu bạn mối quan hệ  với cấp dưới rất  mờ nhạt, nghĩa là bạn đang quản lý nhân viên quá chặt và bạn cần nới lỏng ra để  có thể giữ mối quan hệ cởi mở với họ.

Học viện INFOCHIEF là một trung tâm chuyên đào tạo, huấn luyện các khoá phát triển năng lực, kỹ năng Quản lý & Lãnh đạo CNTT (IT) tại Việt Nam.

CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ & NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CNTT

  1. KỸ NĂNG QUẢN LÝ IT THỰC HÀNH – IT Manager
  2. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO THÔNG TIN – IT Leadership (CIO)
  3. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH – IT Admin
  4. KỸ NĂNG HỖ TRỢ DỊCH VỤ IT CHUYÊN NGHIỆP – IT Helpdesk Professional
  5. ITIL V3 FOUNDATION
  6. QUẢN LÝ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ IT THỰC HÀNH- ITSM
  7. QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC IT – IT Strategy
  8. TIN HỌC VĂN PHÒNG – MS OFFICE 2012
  9. QUẢN TRỊ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ERP – ERP Manager
  10. QUẢN LÝ DỰ ÁN IT – IT Project Manager
  11. QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGHIỆP – PMP
  12. QUẢN TRỊ IT TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC – CIO
  13. ỨNG DỤNG MINDMAP TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
  14. SOFT SKILLS CHO NGƯỜI QUẢN TRỊ IT TRONG TƯƠNG LAI
  15. BỘ KỸ NĂNG CẦN THIẾT DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ

Mọi thông tin xin liên hệ:

CTy TNHH MTV GIÁO DỤC và DV CNTT TINH NGHỆ  (Học viện INFOCHIEF)

Văn phòng: Tầng 9, Tòa nhà Vietcomreal, Số 68, Đường Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

Thời gian:   8h30 ~ 17h00 (hàng ngày, từ Thứ hai đến Thứ sáu)

Điện thoại: 08- 22- 467- 086 /  08- 22 – 194 – 047

Hotline: 0907 – 000 – 277

Website: info@infochief.com.vn