Giảm thiểu tính phức tạp
Các chiến lược sao lưu có thể khác nhau tuỳ từng công ty, nhưng hầu như mọi tổ chức sẽ gặp phải một loạt những mục tiêu và thách thức giống nhau trong việc sao lưu. Không kể đến quy mô công ty và lĩnh vực hoạt động, các tổ chức cần có khả năng sao lưu và khôi phục lượng dữ liệu đang ngày càng phình ra trong khi vẫn phải đáp ứng những cam kết chặt chẽ về cấp độ dịch vụ (SLAs), cũng như đáp ứng những yêu cầu và quy định bên ngoài.
Đây không phải là điều dễ làm bởi việc sao lưu cần phải có sự tham gia của hàng loạt những nhân tố quan trọng – từ nhà quản trị CNTT tới những lãnh đạo cao cấp, các nhà quản trị cơ sở dữ liệu, đội ngũ thi hành luật pháp và những người khác nữa. Những cá nhân này cần được cập nhật thường xuyên về các hoạt động sao lưu và yêu cầu thông tin cụ thể về dữ liệu sao lưu theo những nhu cầu của riêng mình.
Tuy nhiên, các vấn đề về tuân thủ nội bộ và bên ngoài chỉ là một phần của những thách thức thường gặp. Nhiều nhà quản trị sao lưu không có đủ công cụ để thực hiện việc sao lưu hiệu quả hơn nhằm đáp ứng những mục tiêu kinh doanh. Sau cùng, việc quản lý các hoạt động sao lưu dữ liệu, đặc biệt trong những môi trường lớn, có thể rất phức tạp, trong khi các quy trình sao lưu quan trọng, chẳng hạn như báo cáo, thường bao gồm những công đoạn thủ công sơ đẳng không chỉ cồng kềnh mà còn dễ phát sinh những sai sót do con người.
Thêm nữa, nhiều tổ chức không hiểu hết các hoạt động sao lưu và khôi phục dữ liệu sẽ tốn kém bao nhiêu cho doanh nghiệp. Do các hoạt động sao lưu thường được tiến hành độc lập và không thực sự gắn liền với những nhu cầu kinh doanh, nên hầu như không thể đánh giá ảnh hưởng của chúng tới doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc có thể xác lập mối tương quan giữa những chi phí sao lưu với nhu cầu kinh doanh, dự báo và lên ngân sách hiệu quả cho các tài nguyên phần cứng và phần mềm quan trọng là rất cần thiết để vận hành một quy trình hữu hiệu.
Việc tiến hành báo cáo sao lưu phục vụ kinh doanh cho phép các tổ chức CNTT triển khai các hoạt động của mình theo sát với mục tiêu kinh doanh chung. Những ứng dụng báo cáo này có thể được sử dụng bởi các nhà quản lý CNTT, các chuyên gia, Giám đốc CNTT (CIO), những người chủ ứng dụng; trong lĩnh vực tài chính, nhóm pháp lý, các nhà quản lý bộ phận kinh doanh, các đội lập kế hoạch công suất, các khách hàng bên ngoài và các nhà kiểm toán về tính tuân thủ. Vì báo cáo sao lưu hướng kinh doanh hỗ trợ những thông tin đáp ứng nhu cầu của người nhận, nên những ứng dụng này đóng vai trò như các công cụ quản lý và kiểm soát hoạt động thời gian thực mà các nhà quản trị CNTT sử dụng cho việc cảnh báo, giải quyết vấn đề và quản lý các hoạt động sao lưu hàng ngày.
Tăng cường hiệu quả sao lưu
Với nhiều nhà quản trị CNTT, hai từ “sao lưu” và “hiệu quả” luôn gắn liền với nhau. Suy cho cùng, các quy trình sao lưu là công việc rất dễ mắc sai lầm, buồn tẻ và đòi hỏi nhiều tài nguyên mà sự thành công hay thất bại của nó phần lớn không thể nói trước được, chỉ cho đến giai đoạn quyết định khi thực sự phải khôi phục lại những thông tin hoặc hệ thống bị thảm hoạ hoặc ngừng hoạt động thì mới đánh giá được.
Các giải pháp sao lưu và khôi phục ngày nay cung cấp các công nghệ dựa trên ổ đĩa, bảo vệ dữ liệu liên tục, khôi phục sau thảm họa nhanh chóng và khôi phục mịn cho những ứng dụng quan trọng, cũng như cung cấp các công cụ quản lý và kiểm soát nhằm giảm thiểu thời gian, công sức cho quản trị sao lưu.
Tuy nhiên, có thể ứng dụng đã từng là hiệu quả nhất trong việc mang lại tính hiệu quả và sao lưu lại là công cụ báo cáo hướng kinh doanh. Với ứng dụng này, các tổ chức có được cái nhìn tập trung về một hoặc nhiều ứng dụng sao lưu và có thể kiểm soát việc sử dụng tài nguyên cũng như xác định các điểm bất cập. Họ cũng có thể xác định những xu hướng phát triển và lên kế hoạch về tài nguyên sao lưu, chủ động đưa ra các báo cáo cho những đối tượng liên quan, xác định tỷ lệ thành công dựa trên đối tượng dự kiến và tự động hóa các quy trình thủ công.
Những ứng dụng báo cáo này giúp trả lời những câu hỏi liên quan tới kinh doanh về các hoạt động sao lưu bởi chúng có thể phân tích dữ liệu trong thời gian dài, từ đó đưa ra một phương thức dự đoán trước về những tài nguyên quan trọng như cần phải mua bao nhiêu cuộn băng từ hay đĩa và khi nào phải mua.
Vì việc phân tích chi phí và phân bổ chi phí khiến cho hoạt động sao lưu trở nên “trong suốt”, đồng thời nó cũng làm sáng tỏ về tính hiệu quả của các tài nguyên đang được quản lý. Giá thành của đĩa, băng từ, các ổ đĩa và các thư viện là một thành phần quan trọng trong tổng chi phí bảo vệ dữ liệu. Việc hiểu biết làm thế nào và khi nào các tài nguyên được sử dụng, và lập kế hoạch những tác vụ sao lưu bổ sung để lấp đầy khoảng thời gian rảnh của hệ thống cũng tiết kiệm chi phí rất nhiều.
Hơn nữa, sẽ tốt hơn khi biết các băng từ nào đang được lưu trữ ở một khu vực khác để các nhà quản trị CNTT có thể bổ sung vào khu vực lưu trữ trong thư viện băng từ khi chúng quá thời hạn sử dụng. Khả năng dự đoán, phản ứng với các trường hợp và tận dụng những báo cáo về cung và cầu sẽ đảm bảo việc triển khai hiệu quả các phương thức quản lý kho hàng.
Xác định việc Tuân thủ cấp dịch vụ sao lưu
Các phòng CNTT cần cung cấp các báo cáo chính xác và có thể kiểm chứng được nhằm đo lường hiệu suất sao lưu đối với các cam kết chặt chẽ về cấp độ dịch vụ nội bộ, đồng thời kiểm định những yêu cầu về những frameworks cải tiến liên tục.
Tuy nhiên, để đáp ứng những mục tiêu thời gian khôi phục (RTO) và mục tiêu điểm khôi phục (RPO) thì nói dễ hơn là làm, và để chứng minh điều này còn khó hơn nữa. Điều này cũng đúng đối với tuân thủ – cũng như hiệu lực hoá việc tuân thủ – với những quy chế bên ngoài như Sarbaness -Oxley, Gramm-Leach-Bliley, Health Insurance Portability and Accountability Act (HIPAA), Dự luật thượng viện California năm 1386, và nhiều quy chế khác.
Báo cáo hướng kinh doanh giúp giải quyết được ba tiêu chuẩn phổ biến đối với việc tuân thủ báo cáo và bảo vệ dữ liệu: Mục tiêu về điểm khôi phục (RPO), tỷ lệ thành công và sự thẩm định. Các báo cáo có thể được sử dụng để đo lường một cấp độ dịch vụ và hiểu biết mục tiêu RPO bởi ứng dụng như Oracle hoặc Microsoft Exchange. Những báo cáo tương tự này có thể được tự động gửi tới những nhân vật liên quan quan trọng như các nhà quản trị cơ sở dữ liệu hoặc các giám đốc điều hành (CXO). Những báo cáo khác có thể được sử dụng để so sánh nhanh tỷ lệ thành công của các ứng dụng quan trọng, nhờ đó có thể đưa ra những cải tiến trong những môi trường không hoạt động hiệu quả và không đáp ứng được những cam kết cấp dịch vụ đã được thiết lập trước đó.
Những báo cáo này và các báo cáo phụ khác cũng có thể được sử dụng để chứng minh cho các nhà thẩm định rằng CNTT đang thực hiện nhiệm vụ của nó trong chiến lược sao lưu đã đề ra, đồng thời giúp giải quyết tích cực các vấn đề về tuân thủ.
Tiến hành sao lưu như một hoạt động kinh doanh
Hầu hết các tổ chức sẽ đồng ý rằng sao lưu và các quy trình CNTT khác cần phải được thực hiện như một hoạt động kinh doanh. Nhưng để nói rõ ý nghĩa của nó thì điều này có thể khác nhau với từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các tổ chức hầu hết đều có xu hướng tiết kiệm chi phí cho hoạt động sao lưu khi hoạt động này được thực hiện như một hoạt động kinh doanh. Tiến hành hoạt động sao lưu theo cách thức này giúp tiết kiệm chi phí với việc cho phép quản lý một cách chủ động các hoạt động CNTT trong kinh doanh, đưa ra một cơ chế nhằm có được phân tích chi phí và phân bổ chi phí cho các bộ phận kinh doanh hoặc khách hàng, và trong một vài trường hợp, đưa ra một mô hình cho các nhà cung cấp dịch vụ có quản lý.
Với quan điểm đó, việc báo cáo hướng kinh doanh giúp các nhà quản trị CNTT hay một đối tượng độc giả cụ thể có thể dễ dàng đọc dữ liệu báo cáo dạng kinh doanh theo khu vực địa lý, ứng dụng, hệ điều hành, trung tâm dữ liệu, phòng ban kinh doanh, lớp dịch vụ và nhiều cái khác nữa. Trên thực tế, các báo cáo sẽ tách bạch chi phí sao lưu tuỳ theo loại hình kinh doanh, do đó giúp triển khaibảo vệ dữ liệu hiệu quả với doanh nghiệp, thậm chí giúp đưa ra phương thức nhằm gây ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng.
Rõ ràng, các ứng dụng báo cáo sao lưu dữ liệu tiên tiến ngày nay là một giải pháp cho một số thách thức CNTT cam go diễn ra gần đây. Với những ứng dụng này, các tổ chức có thể cải thiện hiệu quả hoạt động sao lưu và khôi phục của họ trong khi vẫn tuân thủ những quy định yêu cầu của nội bộ và bên ngoài, cũng như biến đổi từ việc sao lưu được coi là một vấn đề tốn kém thành việc chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong việc hoàn thành những mục tiêu kinh doanh.