Đôi khi, một quyết định có thể làm nên thành công hay phá hủy tương lai của một doanh nghiệp. Vì thế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang chịu áp lực hơn bao giờ hết trong việc tối ưu hoá nguồn vốn đầu tư vào các phương pháp và công cụ điều hành tốt nhất .
Business intelligence (BI) đang ngày càng được quan tâm như một nền tảng để cải thiện các quá trình cốt lõi có thể đem lại hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sau đây là những lí do chính.
Tầm quan trọng của dữ liệu
Trước tiên, các công ty đang dần nhận ra tầm quan trọng của dữ liệu, không chỉ về số lượng, mà còn là sự liên quan và đúng thời điểm. Một báo cáo từ Aberdeen năm 2010 ghi nhận rằng khoảng 45% các công ty cho rằng “Nhu cầu tiếp cận các dữ liệu có liên quan nhanh chóng hơn là động lực chính dẫn đến việc khởi xướng ứng dụng business intelligence”.
Các công ty hàng đầu thường yêu cầu có được lượng thông tin cập nhật tức thời, đúng thời điểm và những thông tin có thể giúp đưa ra quyết định nhanh chóng vì họ cho rằng tốc độ là một lợi thế trong môi trường cạnh tranh như hiện tại.
Những sức ép khác khiến các doanh nghiệp áp dụng BI cũng được đưa ra trong nghiên cứu của Aberdeen năm 2010 được liệt kê dưới đây theo thứ tự giảm dần :
- Những quyết định liên quan đến việc vận hành tổ chức thường dựa trên những dữ liệu chưa đầy đủ hoặc thiếu chính xác (50%)
- Quy trình vận hành của tổ chức không hiệu quả (37%)
- Khách hàng mong muốn nhận được phản hồi nhanh chóng và chính xác (23%)
- Dữ liệu của tổ chưa được sử dụng đúng mức(22%)
- Truy cập dữ liệu quá chậm (22%)
Những điều này có nghĩa là các doanh nghiệp thấy được việc cần thiết phải có được khả năng quản lý tinh gọn hơn và phản hồi khách hàng tốt hơn mà không mất nhiều thời gian và lệ thuộc sự hỗ trợ của bộ phận IT.
Business Intelligence (BI), về cơ bản, bao gồm những kỹ năng, quy trình, công nghệ, ứng dụng và cách thức thực hành dùng để hỗ trợ việc đưa ra quyết định.
Quản trị tốt hơn với Business Intelligence
Do đó, không quá bất ngờ khi phần lớn các công ty sử dụng BI để cải thiện quy trình cốt lõi có thể dẫn đến hiệu suất và lợi nhuận của doanh nghiệp, ví dụ như quản trị tài chính, bán hàng và tiếp thị, quản lý hiệu suất doanh nghiệp, quy trình vận hành/ chuỗi cung ứng và phục vụ khách hàng.
Một nghiên cứu khác do tổ chức BeyeNETWORK Custom Research năm 2010 chỉ ra rằng BI đã trở thành công cụ chủ chốt trong bộ công cụ quản lý, với hơn 60% số người trả lời có áp dụng BI tại nơi làm việc. Báo cáo cũng chỉ ra 80% các công ty cho rằng việc triển khai BI đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, các doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi có được sự minh bạch trong thông tin một cách tức thời mà có thể dùng để chuyển đổi thành những thông tin giúp thấu hiểu kinh doanh, có thể được phân bổ đến những người đưa ra quyết định vào đúng thời điểm để đảm bảo các quyết định được đưa ra một cách hiệu quả và nâng cao hiệu suất hoạt động.