Quản lý hệ thống thông tin trong doanh nghiệp nhỏ

Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một phần của mọi doanh nghiệp và là động lực then chốt cho nền kinh tế. Cuộc cách mạng số đang làm thay đổi mọi thứ cũng như cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi thế giới một thế kỉ trước đây.

Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn đang vận hành mà không áp dụng công nghệ. Nhiều người chủ không thấy nhu cầu dùng công nghệ và một số không nghĩ họ có thể đảm đương được nó.

Với toàn cầu hoá, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bị quét đi bởi các công ty toàn cầu mạnh hơn và lớn hơn.

Một người chủ công ty nhỏ phàn nàn: “Tôi đã làm kinh doanh trong 35 năm, tôi biết mọi khách hàng của tôi và có quan hệ tốt với họ nhưng tôi không thể cạnh tranh được với Metro Cash, Big C, Lotter Mart, Aeon – những công ty bán lẻ lớn nhất thế giới. Họ chuyển tới đây và đẩy nhiều công ty địa phương ra khỏi cuộc chơi.”

Theo một báo cáo toàn cầu, hàng triệu doanh nghiệp nhỏ đã nộp đơn xin phá sản bởi vì họ không thể cạnh tranh được. Khi doanh nghiệp của họ không còn sinh lời nữa, họ không thể trả được các khoản vay ngân hàng. Tình huống này cũng kéo nhiều ngân hàng vào phá sản và để nhiều người mất việc.

httt1

Để sống còn, các doanh nghiệp nhỏ cần sử dùng công nghệ để trở nên hiệu quả hơn và tự phòng vệ trước những ông lớn. Điều đó nghĩa là họ cần thuê nhân sự được đào tạo trong lĩnh vực CNTT để giúp mình hiểu được năng lực của công nghệ trong hỗ trợ kinh doanh của công ty.

Vai trò của nhà quản lí CNTT là phát triển và triển khai chiến lược CNTT  thúc đẩy công nghệ cho ưu thế cạnh tranh.

Trong môi trường cạnh tranh kinh doanh này, mọi công ty đều cần có chiến lược CNTT như một phần của chiến lược kinh doanh. Đa số các nhà quản lí CNTT đều xuất phát từ vị trí Quản lí hệ thống thông tin (ISM) hay Thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA-IT, nơi họ được đào tạo về phát triển và thực thi chiến lược CNTT.

Theo một số báo cáo ngành, nhu cầu về những người có kĩ năng này là rất cao, đặc biệt cho các công ty nhỏ ở các nước đang phát triển. Triển khai CNTT thông tin trong công ty nhỏ dễ hơn nhiều so với công ty lớn bởi vì quy mô nhỏ làm cho việc trao đổi và cộng tác với các đơn vị nghiệp vụ trở nên dễ dàng hơn.

Nhà quản lí CNTT phải có khả năng giải thích các hành động công nghệ theo thuật ngữ doanh nghiệp để cho người quản lí doanh nghiệp có thể hiểu được. Chẳng hạn:

  • Bằng việc tự động hoá qui trình kinh doanh, công ty có thể làm mọi thứ nhanh hơn và tốt hơn, giảm lãng phí;
  • Bằng việc khai thác cơ sở dữ liệu, người quản lí có thể lưu giữ và truy lục thông tin nhanh hơn và giảm chi phí;
  • Bằng việc có hệ thống CNTT xử lí mọi dữ liệu, điều đó dễ hơn là tiến hành gửi thông tin từ chỗ này sang chỗ khác trong đa dạng dạng thức;
  • Bằng việc ứng dụng Trí tuệ doanh nghiệp (BI – Business Intelligence), người quản lí có thể ra quyết định dựa trên sự kiện thay vì trực giác và khử bỏ lỗi.

he-thong-tin

Để thúc đẩy công nghệ cho tính hiệu quả doanh nghiệp, nhà quản lí CNTT phải bắt đầu với “quan điểm kiến trúc” để hạn chế chi phí tích hợp và triển khai tốn kém.

Bằng việc đạt được hiểu biết về điện toán đám mây, nhà quản lí CNTT giỏi sẽ xem xét tuỳ chọn này thay vì mua trang thiết bị hạ tầng ngay từ đầu. Trước đây, chủ doanh nghiệp thường phạm sai lầm bằng việc mua các hệ thống CNTT phức tạp, yêu cầu bảo trì tốn kém, do đó không đạt tới giá trị mong đợi từ khoản đầu tư cho CNTT.

Ý tưởng này có thể được áp dụng cho phát triển các giải pháp in-house (trong nhà) hoặc out-sourcing (khoán ngoài).

Trong quá khứ, người chủ công ty thường thuê nhân sự CNTT mà không hiểu những gì mình nên tự làm và đâu là thứ có thể được khoán ngoài và những chi phí phải chịu. Bằng việc có hiểu biết về triển khai CNTT, nhà quản lí CNTT giỏi sẽ ra quyết định dựa trên chiến lược khoán ngoài để giúp cho công ty cải tiến hiệu quả, giảm chi phí, và có khả năng cạnh tranh trong thế giới toàn cầu hoá.

Nhìn chung, doanh nghiệp nhỏ phải lập kế hoạch cho các mục đích dài hạn và ứng dụng CNTT để làm tăng tính hiệu quả, giảm lãng phí, và thiết lập các qui trình cần thiết để đạt được mục tiêu.