Đối với hạ tầng, ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp sau nhiều năm sử dụng, do nhu cầu phát triển kinh doanh hệ thống cũ sẽ không còn phù hợp, việc nâng cấp, thay mới là cần thiết nhưng sẽ nhiều vấn đề, rủi ro và thách thức. Điều này xuất phát từ thực tế, doanh nghiệp cần tối đa hóa ROI (Return On Investment) khi lựa chọn giữa nâng cấp hay thay mới. Đối với trường hợp nâng cấp, khi đó phần lớn thời gian của IT sẽ dành cho việc tích hợp hệ thống giữa cũ và mới. Ngoài ra doanh nghiệp cần xem xét đến yếu tốt khả năng đồng bộ giữa IT và các quy trình kinh doanh.
Đội ngũ quản lý thường chưa đủ hiểu biết về IT để có thể quản lý một cách chi tiết, trong khi đó đội ngũ IT lại chưa hiểu rõ về các vấn đề gặp phải trong kinh doanh. Mức độ phụ thuộc của kinh doanh vào IT ngày càng lớn cũng đồng nghĩa với việc hệ thống IT ngừng hoạt động sẽ gây đình trệ các hoạt động trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động.
Một mô hình tối ưu hóa hạ tầng sẽ giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, yếu hạ tầng CNTT và phát triển chiến lược lâu dài nhằm nâng cao mức độ tối ưu hạ tầng CNTT. Infrastructure Optimization (IO) tập trung vào việc sử dụng nguồn lực CNTT của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và phát triển kinh doanh. Hay nói một cách khác, IO cho phép đánh giá mức độ phát triển hạ tầng CNTT, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm tối ưu sử dụng tài nguyên để đạt được hiệu quả cao nhất, với mục đích biến IT thành nguồn lực chiến lược trong hoạt động doanh nghiệp.
Khi tối ưu hạ tầng CNTT cần 3 yếu tố chính:
1. Nhân sự: Yếu tố nhân sự luôn là trung tâm trong bất kì hoạt động kinh doanh nào, yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa hạ tầng. Những quyết định kinh doanh quan trọng đều do nhân sự chứ không phải máy móc đưa ra. Dù công nghệ áp dụng có cao cấp đến đâu thì đều có thể thất bại nếu không có quy trình làm việc phù hợp
2. Quy trình: Một thành phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hạ tầng, mặc dù đặc điểm kinh doanh của mỗi công ty khác nhau, phần lớn những vấn đề về IT đều có những điểm tương đồng, đó là tích hợp vào các hệ thống chuyên biệt cho doanh nghiệp, xử lý dữ liệu, bảo mật hệ thống thông tin… Bằng cách tham khảo và áp dụng những quy trình và kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp có thể tăng tốc quá trình tối ưu hóa và tiết kiệm chi phí
3. Công nghệ: Yếu tố thứ 3 trong việc tối ưu hóa hạ tầng cho doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ là điều cần thiết để giám sát, đánh giá, đo lường và giảm những sai sót trong khi áp dụng vào quy trình hoạt động. Nếu không ứng dụng CNTT, các quy trình rất khóa để kiểm soát và theo dõi, đánh giá trở thành nguồn gốc cho những rủi ro
Tối ưu hạ tầng CNTT cần tập trung tối ưu hóa hạ tầng cốt lõi (Core IT), tăng hiệu quả doanh nghiệp (Business Productivity IO, hoặc BPIO) và nền tảng ứng dụng (Application Platform IO, hoặc APIO). 3 mô hình này được chia thành 4 mức độ tối ưu hóa hạ tầng khác nhau, từ đó có thể xác định phương hướng cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT.
Mỗi mô hình đều thể hiện giá trị chiến lược và lợi ích kinh tế khi đi từ trạng thái cơ bản (Basic stage) ban đầu, trong đó hạ tầng IT bị đánh giá là “nơi chỉ biết tiêu tiền” đến trạng thái tối ưu nhất (Dynamic), trong đó vai trò của hạ tầng IT được đánh giá đúng và được coi là một yếu tố thúc đẩy kinh doanh, cốt lỗi chiến lược cho doanh nghiệp.