Giá trị tiềm năng của bộ phận IT đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong môi trường cạnh tranh thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những cơ hội nâng cao thế mạnh cạnh tranh, tăng thu nhập, lợi nhụân và lòng tin của khách hàng. Đồng thời với những yêu cầu mới đối với từng doanh nghiệp, vấn đề đẩy mạnh mối quan hệ giao lưu hợp tác kết nối nền kinh tế toàn cầu tạo nên một môi trường hoạt động cạnh tranh khốc liệt và công nghệ thật sự trở thành “một sân chơi đăng cấp”, mà thông qua nó, với một chiến lược phát triển cụ thể hợp lí và năng động, sẽ giúp doanh nghiệp vươn lên vị trí dẫn đầu.
Trong môi trường hoạt động kinh doanh mới, vai trò của bộ phận IT nhanh chóng trở thành một tài sản chiến lược chính hỗ trợ và dẫn dắt đến những ý tưởng, tài sản và sự hài lòng của khách hàng. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay góp phần vào sự quan trọng của  bộ phận IT chính là sự đầu tư leo thang vào công nghệ của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong thời đại mới lâm vào vị trí khó xử, rất đáng cân nhắc trong tình hình kinh tế khủng hỏang những năm đầu thế kỷ 21, doanh nghiệp dễ dàng nhận ra được những lợi ích chiến lược đầu tư vào công nghệ, tuy nhiên nhu cầu của doanh nghiệp tăng cao làm tăng độ phức tạp của hệ thống IT, chi phí đầu tư nhiều hơn và khó quản lí hạ tầng nền tảng hơn.
Không chỉ bộ phận IT được xem như là một tài sản chiến lược quan trọng mà tầm quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp cũng được nâng lên. Một lý do khá quan trọng mà vai trò của bộ phận IT được mở rộng đó chính là khả năng đáp ứng nhu cầu tự động hóa quá trình nghiệp vụ hàng ngày của doanh nghiệp. Đối với dòng chảy công việc trong doanh nghiệp, vấn đề nâng cao hiệu năng hoạt động sẽ thu lại một khỏang lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp. Việc đó hỗ trợ các nhân viên cao cấp có thể tập trung vào việc suy nghĩ các ý tưởng phát triển khác thay vì phải phí thời gian vào các công việc thường ngày nhàm chán. Không những thế, bộ phận IT trở thành lực lượng tiên phong trong doanh nghiệp, dẫn dắt hoạt động toàn bộ doanh nghiệp để có thể đạt được hiệu năng cao nhất thông qua các nhu cầu thực thi các luồng thông tin dữ liệu trong doanh nghiệp, nhu cầu làm việc cộng tác theo group/team, nhu cầu về quản trị nguồn lực doanh nghiệp, …. rất nhiều vấn đề có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp.
Khả năng của bộ phận IT ảnh hưởng đến sự thành công và khả năng đứng vững của doanh nghiệp đi liền với quá trình tự động hóa tác vụ nghiệp vụ. Nghiệp vụ IT đóng vai trò như một điểm tới hạn nghiệp vụ của doanh nghiệp, và có thể được hiểu như là thành phần phần cốt lõi của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, trong môi trường kinh doanh toàn cầu dưới áp lực cạnh tranh gay gắt, vấn đề đầu tư khôn ngoan vào công nghệ chính là một chiến lược, một bước tiến quan trọng đối với một doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào nhìn nhận được vấn đề cốt lõi, tận dụng được sức mạnh của công nghệ trong hoạt động kinh doanh của công ty mình thì doanh nghiệp đó sẽ không khó để có được vị trí dẫn đầu. Nhưng vấn đề cốt lõi là sẽ áp dụng công nghệ như thế nào, đầu tư thế nào là hiệu quả và lộ trình thực hiện ra sao?

Trong bài viết kế tiếp,  sẽ giới thiệu tổng quan với các bạn lộ trình triển khai một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin năng động gồm 4 giai đoạn là Cơ Bản (Basic), Chuẩn hóa (Standardize), Hợp lí hóa (Rationalize/Advance) và Năng động hóa (Dynamic)